Gameworld - Phòng máy lấy cảm hứng từ 'điện tử 4 nút'
Sáng 15.1, tại chương trình mừng xuân và chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với chủ đề "xuân đoàn kết - tết nghĩa tình", Phó chủ tịch Hội LHPN Q.6 Trần Thị Kim Kiều cho biết: "Chương trình nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho cán bộ chi hội, hội viên, phụ nữ khuyết tật, khó khăn, nữ công nhân lao động không có điều kiện về quê đón tết".Hai người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện sinh kế là chị Phan Thị Hạnh Dung và Lâm Thị Hồng Nhung, đều 43 tuổi.Về hoàn cảnh, chị Hạnh Dung là lao động chính trong nhà, nuôi 2 con nhỏ đi học và mẹ già 80 tuổi."Chồng tôi sức khỏe yếu, chỉ phụ bốc vác và lái xe giao hàng, cứ ai kêu gì làm đó, nên thu nhập không ổn định. Vì vậy, tôi phải dành dụm lắm mới đủ tiền đóng tiền thuê nhà mỗi tháng. Nhận được chiếc xe đẩy bán đồ ăn nhanh trị giá 4 triệu đồng, tôi thấy hứng khởi, sẽ ráng làm để cho con cái đi học đầy đủ, tương lai đỡ khổ hơn", chị Dung nói.Còn chị Lâm Thị Cẩm Nhung là mẹ đơn thân, có con trai 8 tuổi, bị khuyết tật vận động... Chồng chị bỏ đi khi con trai vừa chào đời. "Vậy là từ nay, có máy làm sản phẩm gia công do Hội LHPN phường hỗ trợ, tôi sẽ nhận thêm hàng về làm, vừa trông chừng và chăm sóc con, để kiếm tiền cho con đi tái khám...", chị Nhung bày tỏ. Ngoài ra, chương trình còn trao 40 phần quà tết cho Ban chấp hành Hội LHPN P.9 (Q.6), các chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội khu phố, hội viên, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân lao động ở phường.Theo Chủ tịch Hội LHPN P.9 (Q.6) Trần Lê Kim Chi, chương trình nằm trong khuôn khổ cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp đường phố, nhà cửa sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị, phòng chống cháy nổ…Chiến dịch thanh niên tình nguyện 2022: Quan tâm đặc biệt tới trẻ em, người có công
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
Manulife chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 1,8 nghìn tỉ trong 3 tháng đầu năm 2024
Tiếp sau "Long An Marathon 2022 - Về Đồng Tháp Mười", Tạp chí Nông thôn Việt đưa giải chạy về với tỉnh Nghệ An từ ngày 19 - 20.8.2023. Đây cũng là lần đầu tiên có một giải chạy được tổ chức chuyên nghiệp tại xứ Nghệ.
Một câu nói của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng có thể tràn ngập trên mạng xã hội, được "copy – paste" khắp nơi, không cần kiểm chứng. Và vì quen miệng, nhiều người cứ thế mà tin.Bác sĩ dặn đừng uống thuốc linh tinh thì không tin, nhưng người nổi tiếng bảo "dùng cái này sẽ giảm cân cấp tốc" là mua ngay. Nhà khoa học mất cả chục năm nghiên cứu về vắc xin thì bị nghi ngờ, nhưng một TikToker bỗng dưng "cảm thấy nó nguy hiểm" thì có cả ngàn người gật gù. Một diễn viên đóng vai bác sĩ không có nghĩa là biết chữa bệnh. Một ca sĩ hát hay không có nghĩa là hiểu về tài chính. Một TikToker triệu view không có nghĩa là nói gì cũng thành chân lý. Nhưng cái danh của họ, cái spotlight (sự nổi bật trong công chúng) mà họ đứng dưới đó, chính là thứ khiến người ta quên mất rằng định kiến và niềm tin cá nhân không phải là sự thật.Có ai còn nhớ vụ kem trộn? Một nữ diễn viên nổi tiếng đăng bài "khen lấy khen để", bảo là "chị dùng rồi, da trắng hồng căng bóng". Hàng ngàn người lao vào mua, bôi lên mặt, tấm tắc khen đẹp. Một tháng sau, báo chí phanh phui sản phẩm chứa corticoid gây nhiễm độc da. Đám đông hoảng loạn, nhưng người hâm mộ nữ diễn viên thì vẫn bênh: "Chắc chị bị lừa thôi".Hay vụ một ca sĩ hô hào đầu tư tiền ảo, vẽ ra viễn cảnh tự do tài chính. Cả ngàn người đổ vào, có người vay mượn, có người bán đất bán xe, nghĩ rằng sẽ sớm đổi đời. Đến lúc dự án sập, hàng tỉ đồng bay hơi, thì ca sĩ ấy chỉ nói gọn lỏn: "Tôi cũng là nạn nhân". Xong, xóa bài, im lặng. Còn những người mất trắng thì ôm nợ.Thần tượng có thể lung linh trên sân khấu, có thể tỏa sáng trên mạng xã hội. Nhưng ánh đèn ấy không có nghĩa là sự thật. Khi tin tưởng một ai đó vô điều kiện, không chỉ đánh mất sự tỉnh táo, mà còn tự biến mình thành một chiếc loa phát lại, nghĩa là nói mà không nghĩ, chia sẻ mà không kiểm chứng, cổ vũ mà không biết đúng sai.Thế nên, đừng để cảm xúc quyết định lý trí. Đừng biến thần tượng thành chân lý. Hãy nghe, nhưng đừng nuốt chửng. Hãy tìm hiểu, trước khi tin tưởng. Hãy phân tích, trước khi chia sẻ.Một lời nói từ người có ảnh hưởng có thể thay đổi cách nhìn của cả xã hội. Nhưng trách nhiệm của người nghe là đừng để mình trở thành một phần của đám đông ù lì. Vì cuối cùng, chân lý không nằm ở danh tiếng, mà nằm ở tư duy của chính mình.Huỳnh Xuân Tùng(35 tuổi, Người sáng lập AI Content Lab)Trong truyền thông đại chúng, sự nổi tiếng không đồng nghĩa với sự đúng đắn. Một người có hàng triệu người theo dõi không có nghĩa là mọi phát ngôn của họ đều chính xác, có giá trị và đáng tin cậy.Thực tế, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhưng không có chuyên môn sâu về các lĩnh vực họ lên tiếng. Khi họ bày tỏ quan điểm, người hâm mộ có xu hướng tin tưởng tuyệt đối mà không kiểm chứng, dẫn đến hiệu ứng đám đông và lan truyền thông tin thiếu chính xác. Truyền thông có sức mạnh dẫn dắt nhận thức, nhưng công chúng cũng cần sự tỉnh táo. Không phải ai có danh tiếng cũng là chuyên gia trong mọi lĩnh vực.Để tiếp nhận thông tin một cách đúng đắn, hãy đặt những câu hỏi: "Dữ liệu này có cơ sở không?". "Có bằng chứng khoa học nào xác nhận không?". "Đó là ý kiến cá nhân hay một sự thật khách quan?"…Ngưỡng mộ ai đó là quyền cá nhân. Nhưng trở thành người hâm mộ có tư duy phản biện mới là lựa chọn khôn ngoan. Hãy để sự thật dẫn lối, thay vì niềm tin mù quáng.Giảng viên Đặng Thiên Phong(Trưởng ngành Quan hệ Công chúng, Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn)Trong thời đại bùng nổ internet, mạng xã hội, sức ảnh hưởng của người nổi tiếng ngày càng lớn. Họ tác động tới khán giả cả trong lĩnh vực giải trí và xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi phát ngôn đều đáng tin cậy.Nếu người hâm mộ mù quáng ủng hộ thần tượng mà không kiểm chứng tính đúng sai thì hậu quả sẽ khó lường. Thay vào đó, cần tiếp nhận thông tin một cách có ý thức.Trước hết, người nổi tiếng không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Họ có thể nổi bật trong âm nhạc, điện ảnh hay thể thao… nhưng không đủ kiến thức để nhận định chính xác về y tế, giáo dục hay kinh tế...Những phát biểu của họ là quan điểm cá nhân, bị chi phối bởi cảm xúc riêng hoặc nhằm mục đích gây chú ý mà có thể không dựa trên cơ sở khoa học. Nếu người nghe tin theo mà không xem xét kỹ, những thông tin sai lệch dễ dàng được lan truyền trên quy mô lớn, gây ra những hậu quả khó kiểm soát.Thêm vào đó, việc mù quáng chạy theo thần tượng sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Giả sử một người nổi tiếng tạo trend (xu hướng) thực hiện động tác yoga với độ khó cao mà thiếu các cảnh báo cần thiết của chuyên gia và người hâm mộ làm theo thì sẽ tạo thành trào lưu vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là với giới trẻ, những người thường thích chạy theo xu hướng.Hơn nữa, khi phụ thuộc vào lời nói của người nổi tiếng, người theo dõi dần mất đi khả năng tư duy độc lập. Nếu một người thiếu năng lực tự đánh giá, họ vô tình trở nên thụ động, chỉ biết nghe theo người khác vô điều kiện. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của cá nhân, với quy mô lớn sẽ khiến xã hội khó tiến bộ.Tựu trung lại, cần thay đổi cách tiếp nhận thông tin từ người nổi tiếng. Họ có thể là nguồn cảm hứng nhưng lời nói của họ không phải chân lý tuyệt đối. Nên kiểm chứng thông tin qua các nguồn đáng tin cậy, đặt câu hỏi thường xuyên và tự đưa ra kết luận cho mình. Khi phát triển năng lực tự đánh giá, sẽ tránh được những hệ lụy từ việc ngưỡng mộ mù quáng, đồng thời giữ vững tinh thần tự chủ trong một thế giới công nghệ đầy rẫy những thông tin phức tạp.Thạc sĩ Lương Hòa(Marketing Freelancer tại TP.HCM)Người nổi tiếng vẫn là con người và con người thì luôn có những ưu, khuyết. Thế nên khi thần tượng một ai đó, chúng ta không nên bị niềm yêu thích dẫn dắt mù quáng. Cần phải hiểu người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao... nhưng họ không phải chuyên gia của mọi lĩnh vực, phát biểu của họ không đại diện cho một nhà xã hội học, giáo dục học hay một nhà khoa học tự nhiên mà chỉ đơn thuần cung cấp góc nhìn riêng của họ về một vấn đề. Vì đó là góc nhìn, quan điểm cá nhân của một người nên ta phải luôn xem xét quan điểm đó có gây ra những hiểu lầm, điều hướng dư luận đi tới con đường trái sự thật hay không?Trong xã hội mà thông tin tràn lan như hiện nay, phải tỉnh táo để nhận biết đúng sai để tránh bị thiệt hại về mình và rộng hơn là gây hại cho cả người xung quanh. Ví dụ như mua đồ, giới thiệu người thân sử dụng đồ được người nổi tiếng giới thiệu nhưng đồ mua về lại kém chất lượng, vừa mất tiền vừa hại sức khỏe… Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ những phát ngôn của người nổi tiếng, thiết nghĩ không chỉ người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm trước phát ngôn của mình mà chính người trẻ khi tiếp nhận thông tin cũng phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn tin hay không tin, ủng hộ hay không ủng hộ. Hãy luôn đặt câu hỏi vì sao, hãy luôn đi tìm và xác minh tính chân thật, nói đúng hơn là giữ cho mình tư duy phản biện cho mọi vấn đề.Nguyễn Ngọc Minh Châu(Học viên Cao học ngành lý luận văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)Không thể phủ nhận rằng mỗi người cần có cho mình một thần tượng để noi theo, chẳng riêng về tài năng mà cả ở nhân cách của họ. Việc có một thần tượng là động lực giúp mỗi người cố gắng hơn trong cuộc sống.Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít người trẻ đặt niềm tin một cách mù quáng vào thần tượng của họ. Thần tượng, là người nổi tiếng, là KOL, KOC… nói gì thì họ cũng tin tưởng tuyệt đối, thậm chí đến mức mất đi sự tỉnh táo và khách quan. Họ xem lời nói của những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng, mạng xã hội là "chân lý" và tin tuyệt đối bằng mọi giá, bất chấp đúng sai.Sau những vụ việc gần đây, chỉ ra rằng không phải người nổi tiếng nào cũng có những am tường hiểu biết đa lĩnh vực. Và người nổi tiếng không phải nói gì cũng đúng. Thế nên, thiết nghĩ khi nghe người nổi tiếng nói, cũng cần biết chọn lọc thông tin, giữ vững lập trường và luôn đặt lý trí lên trên cảm xúc.Niê A Dũng(Sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội)
Nắng hầm hập ở TP.HCM, mong ước những con đường rợp cây xanh như vậy để dịu mát hơn
Giải có tổng giá trị giải thưởng 200 triệu đồng cũng tạo sức hút cạnh tranh đối với các đội tham dự. Giới chuyên môn kỳ vọng vào sự thành công của giải đấu góp phần thúc đẩy phong trào bóng rổ Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.